Jav Ko Che

Sau khi chứng kiến phong trào ly khai tại Nagorno-Karabakh bị quân đội Azerbaijan dập tắt bằng chiến khách quan là gì

【khách quan là gì】Armenia trước nguy cơ thành đấu trường của các cường quốc

Sau khi chứng kiến phong trào ly khai tại Nagorno-Karabakh bị quân đội Azerbaijan dập tắt bằng chiến dịch "chống khủng bố" chớp nhoáng,ướcnguycơthànhđấutrườngcủacáccườngquốkhách quan là gì ngày càng nhiều người Armenia bắt đầu lo ngại viễn cảnh lửa xung đột tràn sang biên giới, khi căng thẳng với nước láng giềng Azerbaijan gia tăng.

Mục tiêu lớn nhất của Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan trong tuần này là đạt thỏa hiệp hòa bình với Azerbaijan tại cuộc họp Thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (ECPS) ở thành phố Granada của Tây Ban Nha, với hy vọng chặn xung đột leo thang.

"Armenia đã và luôn khẳng định chúng tôi sẵn sàng ký hiệp ước hòa bình", Sargis Khandanyan, Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Quốc hội về Đối ngoại, trả lời truyền thông hôm 3/10. Ông cáo buộc Azerbaijan "tìm cách phá hoại cơ hội ký hiệp ước thông qua chính sách hung hăng và hành động quân sự".

Armenia có thể gặp bất lợi trên bàn đàm phán khi đối mặt với một Azerbaijan hừng hực khí thế sau thắng lợi quân sự ở Nagorno-Karabakh. Bên cạnh đó, cán cân địa chính trị đang nghiêng hẳn về phía Baku với sự hậu thuẫn của các cường quốc, còn Yerevan dần bị cô lập và không tìm được đồng minh đủ ảnh hưởng trong khu vực.

Vũ khí của lực lượng dân quân thân Armenia tại Nagorno-Karabakh bị tịch thu và tập trung về thị trận Signag, Azerbaijan vào ngày 30/9. Ảnh: Lapresse

Vũ khí của lực lượng dân quân thân Armenia tại Nagorno-Karabakh bị quân đội Azerbaijan tịch thu ngày 30/9. Ảnh: Lapresse

Nga từng là bên có tiếng nói quyết định trong các vấn đề khu vực suốt nhiều thập kỷ qua, thông qua vai trò hậu thuẫn quân sự cho Armenia, phân xử hòa đàm Armenia - Azerbaijan và gìn giữ hòa bình ở Nagorno-Karabakh. Tuy nhiên, chiến sự với Ukraine đã buộc Nga giảm mức quan tâm cho Nam Kavkaz, khiến vị thế của Moskva ở khu vực suy giảm.

Nhận ra điều này, Armenia trong những năm qua từng bước tiếp cận Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ để tìm kiếm đảm bảo an ninh. Yerevan thúc đẩy quá trình tham gia Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), cơ quan đã phát lệnh bắt Tổng thống Nga Vladimir Putin, cũng như tham gia tập trận chung với Mỹ.

Cuộc hòa đàm trong khuôn khổ ECPS tại Tây Ban Nha là sáng kiến do Liên minh châu Âu (EU) chủ trì nhằm giúp Armenia phá vỡ thế bế tắc với Azerbaijan và nằm trong xu thế "hướng tây" của Yerevan.

Trong khi đó, Azerbaiijan duy trì quan hệ đồng minh truyền thống với Thổ Nhĩ Kỳ từ thập niên 1990. Thời điểm xung đột Azerbaiijan - Armenia bùng nổ vào năm 2020, Ankara đã hậu thuẫn mạnh mẽ cho Baku về công nghệ máy bay không người lái và đạn dược, giúp quân đội Azerbaijan giành lợi thế sau 44 ngày giao tranh và tái kiểm soát 7 quận hành chính trong vùng Nagorno-Karabakh.

Quan hệ đồng minh vững chắc với Ankara được cho là nền tảng quan trọng để Baku tiến hành chiến dịch quân sự ở Nagorno-Karabakh ngày 20/9. Chiến dịch kéo dài chưa đầy 24 tiếng, buộc lực lượng dân quân thân Armenia chấp nhận đầu hàng và giải trừ quân bị.

Sau sự kiện Nagorno-Karabakh thất thủ, Pháp là nước châu Âu duy nhất cam kết bán vũ khí cho Armenia "tự vệ". Phần còn lại của EU chỉ "bày tỏ quan ngại" và đưa ra cam kết viện trợ ứng phó khủng hoảng nhân đạo. Ủy ban châu Âu (EC) vẫn đánh giá Azerbaijan là "đối tác đáng tin cậy" về nguồn cung năng lượng, giữa bối cảnh họ cần nhà cung cấp khí đốt thế chỗ Nga.

Chính sách đối ngoại ngả sang phương Tây của Thủ tướng Pashinyan đã chọc giận Nga, nước duy nhất có cam kết đảm bảo an ninh cho Armenia trong khuôn khổ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO). Nga công khai chỉ trích lập trường "thân phương Tây" của Armenia và cảnh báo nước này về hậu quả khi gia nhập ICC.

"Sau khi chiến sự bùng nổ tại Ukraine, cộng với thực tế phương Tây và Nga đã bước vào trạng thái 'Chiến tranh Lạnh', việc duy trì quan hệ cân bằng với cả hai khối đã trở thành nhiệm vụ bất khả thi đối với nước nhỏ như Armenia. Giờ đây, cả Nga lẫn phương Tây đều không sẵn sàng bảo vệ chúng tôi về phương diện quân sự", Benjamin Poghosian, nhà phân tích thuộc Viện Nghiên cứu Ứng dụng Chính sách (APRI) ở Yerevan, nhận định.

Ông cho rằng tình thế hiện nay có thể buộc Armenia phải tìm sự hậu thuẫn từ Iran, điều có thể biến đất nước thành sàn đấu của các cường quốc khu vực.

Theo Poghosian, Tehran sẽ tìm cách tăng ảnh hưởng ở Armenia vì không muốn để Baku tạo lập vị thế quá lớn ở Trung Á, cũng như thắt chặt quan hệ với Israel, kình địch của Iran trong khu vực.

Heshmatollah Falahatpisheh, cựu chủ nhiệm Ủy ban An ninh Quốc gia và Chính sách Đối ngoại của quốc hội Iran, ngày 2/10 cảnh báo diễn biến ở Nagorno-Karabakh là "khởi đầu khủng hoảng khu vực". Ông thừa nhận chính phủ cùng giới lãnh đạo quân đội Iran vẫn chưa phản ứng quyết liệt với Azerbaijan, dù Nagorno-Karabakh được coi là "lằn ranh đỏ" trong quan hệ Baku và Tehran.

Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan phát biểu trên sóng truyền hình quốc gia ngày 24/9. Ảnh: Văn phòng Chính phủ Armenia

Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan phát biểu trên sóng truyền hình quốc gia ngày 24/9. Ảnh: Văn phòng Chính phủ Armenia

Sau khi để mất ảnh hưởng ở Nagorno-Karabakh, Armenia có thể sẽ phải chấp nhận nhượng bộ nhiều hơn nữa trên bàn đàm phán với Azerbaijan ở Tây Ban Nha. Baku giờ đây yêu cầu Yerevan phải thiết lập một hành lang giao thông an toàn kết nối Azerbaijan đến Naxcivan, phần lãnh thổ của Azerbaijan bị ngăn cách bởi miền nam Armenia và tiếp giáp biên giới Thổ Nhĩ Kỳ cùng Iran.

Bên cạnh đó, Azerbaijan muốn Armenia "kết thúc chiếm đóng" một số khu vực nằm trên các tuyến đường chiến lược ở phía nam Armenia, vốn là di sản xung đột giữa hai nước từ thập niên 1990, đồng thời tạo điều kiện cho người Azerbaijan từng sống ở Armenia hồi hương an toàn.

Theo Poghosian, chính quyền Thủ tướng Pashinyan hiểu rằng hòa ước với Azerbaijan giờ đây gần như là phương án duy nhất bảo vệ sự tồn tại của Armenia. Thỏa thuận này sẽ mở đường cho Armenia bình thường hóa quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ, mở cửa biên giới phía đông và phía tây, giảm phụ thuộc toàn diện vào Nga và chấm dứt tình trạng bị cô lập.

"Nhưng để viễn cảnh này trở thành hiện thực, Armenia phải chấp nhận nhượng bộ Azerbaijan. Baku vẫn chưa thỏa mãn với chiến thắng ở Nagorno-Karabakh và đang ra thêm yêu sách", Poghosian nhận định.

Chuyên gia thuộc APRI cho biết bối cảnh hiện nay khiến người dân Armenia ngày một lo ngại Azerbaijan sẽ tấn công trực diện vào đất nước, nếu như họ không đạt được những gì mình mong muốn trên bàn đàm phán ở Granada vào ngày 5/10.

"Chúng tôi hiểu rằng nhượng bộ là điều không thể tránh khỏi. Nhưng Azerbaijan luôn đặt ra những đòi hỏi mới. Liệu một ngày kia họ có đòi lấy cả Yerevan không? Tất cả chúng tôi đều lo ngại một cuộc chiến mới sẽ bùng phát bất kỳ lúc nào", Anna Pambukhsyan, giám đốc tổ chức Quỹ Phát triển Dân chủ tại Armenia, nói.

Vị trí vùng Nagorno-Karabakh và vùng Naxcivan, hai điểm nóng xung đột trong quan hệ Armenia - Azerbaijan. Đồ họa: AFP

Vị trí vùng Nagorno-Karabakh và vùng Naxcivan, hai điểm nóng xung đột trong quan hệ Armenia - Azerbaijan. Đồ họa: AFP

Thanh Danh(Theo El Pais, Bloomberg, Euronews, NEWS.am)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap